Trendline có lẽ là công cụ cơ bản nhất trong phân tích kỹ thuật giao dịch. Trendline rất dễ hiểu và có thể được sử dụng kết hợp với bất kỳ công cụ nào khác để tạo thành một hệ thống giao dịch hiệu quả. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta lại sử dụng trend line sai cách, không phát huy được hết sức mạnh “nhỏ nhưng có võ” của nó.
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng trendline để xác định xu hướng và giao dịch hiệu quả nhất.
MỤC LỤC
1. Trendline là gì?
Trendline có nghĩa là Đường xu hướng, là công cụ kỹ thuật để xác định và xác nhận xu hướng. Đường xu hướng kết nối ít nhất 2 điểm giá trên biểu đồ và thường được mở rộng về phía trước để xác định các khu vực hỗ trợ và kháng cự dốc.
- Các đường có độ dốc dương (tức đường xu hướng đang hướng lên) cho ta thấy đường giá đang ở xu hướng tăng, gọi là đường uptrend.
- Các đường có độ dốc âm (tức đường xu hướng đang hướng xuống) cho ta thấy đường giá đang ở xu hướng giảm, gọi là đường downtrend.
Giá thường test lại một đường xu hướng nhiều lần (tức chạm đường xu hướng xong tiếp tục duy trì xu hướng chính), cho đến khi nó phá vỡ (gọi là phá trend), chúng ta có thể có một xu hướng đảo ngược.
– Trendline trong xu hướng tăng (uptrend): là đường thẳng nối các đáy sao cho phần lớn giá của xu hướng hiện tại nằm trên đường thẳng đó (các đáy cao dần).
– Trendline trong xu hướng giảm(downtrend): là đường thẳng nối các đỉnh sao cho phần lớn giá của xu hướng hiện tại nằm dưới đường thẳng đó (các đỉnh thấp dần).
– Lưu ý: Khi đường giá đi ngang, tức đang sideway: không áp trendline vào, vì cái tên “Trendline – Đường xu hướng” đã thể hiện rõ, thị trường có xu hướng mới áp vào, còn khi thị trường không rõ xu hướng, lúc này chỉ nên sử dụng kháng cự hỗ trợ, hoặc đường kẻ ngang để xác định vùng biên giữa kháng cự hỗ trợ, khi giá có tín hiệu bứt phá (breakout) vùng cản nào thì giá di chuyển theo hướng đấy.
2. Cách vẽ đường xu hướng Trend Line chuẩn xác nhất
Để có thể vẽ được đường Trendline đúng và chính xác, bạn cần nắm được những quy tắc sau:
- Đường xu hướng không bao giờ là đường ngang, phải luôn luôn là đường chéo.
- Chỉ có hai loại đường xu hướng, đường xu hướng giảm và đường xu hướng tăng, khi thị trường sideway (đường xu hướng nằm ngang) thì không được xem là đường xu hướng.
- Một đường xu hướng giảm cho thấy thị trường đang trong xu hướng giảm và nếu chúng bị phá vỡ, rất có thể thị trường sẽ thay đổi xu hướng, chuyển từ giảm sang tăng.
- Một đường xu hướng tăng cho thấy thị trường đang trong xu hướng tăng và nếu chúng bị phá vỡ, điều đó có nghĩa là thị trường sẽ thay đổi xu hướng, chuyển từ tăng sang giảm.
- Cần ít nhất 2 đỉnh hoặc 2 đáy để vẽ 1 đường xu hướng nhưng cần phải có thêm đỉnh thứ 3 thì đường xu hướng đó mới được xác nhận. Như vậy, sẽ có 1 sự xác nhận xu hướng khi giá chạm trend tạo thành đỉnh thứ 3.
- Đường xu hướng càng dốc thì độ tin cậy càng thấp và khả năng bị phá vỡ càng cao.
- Về cơ bản, giá chạm vào đường xu hướng càng nhiều lần thì càng có giá trị, bởi vì có nhiều nhà giao dịch sẽ sử dụng chúng như là các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự.
- Đừng bao giờ cố gắng vẽ đường xu hướng “vừa vặn” với thị trường. Nếu đường xu hướng không đúng với thị trường tức là nó đã bị sai, vì thế không cần phải cố điều chỉnh cho vừa vặn, phù hợp làm gì.
Xem các ví dụ dưới đây để hình dung rõ hơn:
Ví dụ 1: Trendline vẽ 2 đáy với nhau.
Ví dụ 2: Kẻ trendline kết nối càng nhiều điểm càng tốt.
3. Cách giao dịch sử dụng Trendline hiệu quả
3.1. Giao dịch tại đường Trenline
Nếu bạn muốn tìm cơ hội giao dịch tốt, thì bạn phải giao dịch gần đường Trendline. Điều này cho phép bạn có mức cắt lỗ chặt chẽ hơn trong các giao dịch của mình, tăng tỉ lệ Lợi nhuận/Rủi ro.
Kết hợp Đường xu hướng với Hỗ trợ/Kháng cự và sử dụng các mẫu hình nến đảo chiều (như Hammer , Bullish Engulfing, v.v.) làm điểm vào lệnh.
3.2. Giao dịch Breakout Trendline
Chiến lược giao dịch phá vỡ đường xu hướng nghĩa là chúng ta có thể vào lệnh tại các điểm phá vỡ trendline, cắt lỗ trên kháng cự, dưới hỗ trợ gần nhất.
3.3. Giao dịch chờ giá phá trendline và quay lại test Trend
Chờ giá phá trend, sau đó giá quay lại test trend thì vào lệnh ở đây.
Xem ví dụ:
Hoặc bạn nào muốn chắc chắn hơn thì sau khi Retest xong, giá tiếp tục quay ngược lại phá tiếp cản thì vào lênh.
KẾT LUẬN
Giao dịch theo trendline đòi hỏi bạn cần kết hợp với những phương pháp cũng như chỉ báo khác nhau như MACD, RSI,… để tăng xác suất thành công trong giao dịch. Hãy nhớ quản lý vốn của bạn thật chặt chẽ, vì phương pháp nào cũng có cái rủi ro của nó.