Kháng cự (resistance) và Hỗ trợ (support) là một trong những kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kỹ thuật forex dựa trên một khái niệm dễ hiểu nhưng khó nắm vững. Kháng cự và hỗ trợ là các vùng giá trong quá khứ mà tại đó giá đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng, và hành vi đó có khả năng lặp lại trong tương lai.
MỤC LỤC
Kháng cự và hỗ trợ trong forex là gì?
Tại các vùng giá đi lên rồi sau đó điều chỉnh giảm trở lại thì vùng cao nhất trước khi điều chỉnh gọi là kháng cự (resistance). Ngược lại, khi thị trường có dấu hiệu tăng trở lại, vùng thấp nhất trước khi bắt đầu tăng trở lại sẽ trở thành hỗ trợ (support). Thị trường càng biến động sẽ càng có nhiều mức hỗ trợ và kháng cự được tạo ra.
Xét về góc tâm lí, kháng cự là vùng giá mà các nhà đầu tư đang có tâm lí sợ hãi, ngược lại hỗ trợ là vùng giá mà các nhà đầu tư đang có tâm lí tham lam. Tại các vùng kháng cự, tâm lí sợ hãi khiến các trader đã mua được ở vùng giá tốt sẽ chốt lời, vì họ sợ giá sẽ giảm trở lại mất đi cơ số lãi. Tại các vùng hỗ trợ, tâm lí tham lam, tiếc nuối khi trước đấy không mua được ở vùng giá tốt, giá quay về họ sẽ vồ vào mua lấy mua để, và kì vọng giá tăng ngay sau đó.
Kháng cự có thể xem là vùng giá mà lực bán đủ mạnh, khiến giá giảm. Hỗ trợ có thể xem là vùng giá mà lực mua đủ mạnh, khiến giá tăng. Kháng cự có thể trở thành hỗ trợ và ngược lại.
Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
Hỗ trợ và kháng cự là vùng giá chứ không phải là một mức giá cụ thể, vì thế rất nhiều anh em trader xác định sai ngưỡng hỗ trợ kháng cự, từ đó có những quyết định giao dịch sai.
Để đơn giản khi xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, bạn hãy lấy vùng giá của bóng nến làm vùng hỗ trợ kháng cự. Nếu vùng đỉnh đáy có nhiều nến, có thể lấy khoảng giá giữa giá cao nhất/thấp nhất và giá đóng/mở cửa gần nhất.
Tại đỉnh, vùng kháng cự sẽ là khoảng giá giữa giá cao nhất và giá đóng/mở cửa.
Tại đáy, vùng hỗ trợ là khoảng giá giữa giá thấp nhất và giá đóng/mở cửa.
Giá càng thường xuyên test một vùng kháng cự mà không phá vỡ được thì vùng kháng cự đó sẽ càng mạnh (điều này không có nghĩa là nó sẽ không phá được vùng đó). Ngược lại giá càng thường xuyên test một vùng hỗ trợ mà không phá vỡ được thì vùng hỗ trợ đó sẽ càng mạnh.
Các hành vi của trader khi gặp kháng cự – hỗ trợ
- Mua khi giá gặp hỗ trợ, bán khi giá gặp kháng cự. Đây là trường phái bắt đỉnh bắt đáy.
- Mua khi giá phá kháng cự, bán khi giá phá hỗ trợ. Đây là trường phái đánh theo breakout – phá cản.
Vậy chúng ta sẽ action như nào sau khi học xong bài này?
Khuyến khích nên đánh thuận xu hướng, tức đánh theo trường phái breakout, phá lên cho tín hiệu buy, phá xuống cho tín hiệu sell, stoploss có thể đặt ở kháng cự – hỗ trợ gần nhất, tương ứng với khung thời gian giao dịch.
Hoặc có thể đánh theo hành vi giá, giá phá cản có xu hướng quay về test lại ngưỡng cản, với chu kì giảm, khi giá thủng cản (không kịp sell), sau đó quay về test cản, thì có thể canh sell ở vùng này. Ngược lại với chu kì tăng, khi giá phá cản (không kịp buy), sau đó quay về test cản, thì có thể canh buy lại ở vùng này, stoploss vẫn đặt ở các vùng kháng cự – hỗ trợ gần nhất, tương ứng với khung thời gian giao dịch.