Phân tích kỹ thuật (TA) là một trong 3 cách thức phân tích được sử dụng rất rộng rãi trong các thị trường tài chính như chứng khoán, forex, tiền điện tử,…bên cạnh phân tích cơ bản (FA) và phân tích tâm lý thị trường.
Mặc dù các hình thức phân tích kỹ thuật đầu tiên đã xuất hiện ở Amsterdam vào thế kỷ thứ 17 và ở Nhật Bản vào thế kỷ 18, phép phân tích kỹ thuật hiện đại thường được xem là bắt nguồn từ công trình của Charles Dow. Là một nhà báo về tài chính và người sáng lập tạp chí The Wall Street Journal, Dow là một trong những người đầu tiên nhận thấy rằng các tài sản và thị trường riêng lẻ thường biến động theo các xu hướng, các xu hướng đó có thể được phân khúc và kiểm tra. Công trình của ông sau đó đã khai sinh ra Lý thuyết Dow, lý thuyết này đã khuyến khích những phát triển về sau của phân tích kỹ thuật.
MỤC LỤC
Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật là việc phân tích và nghiên cứu các dữ liệu liên quan đến giá và việc giao dịch trong quá khứ để dự đoán xu hướng trong tương lai. Phân tích kỹ thuật tập trung vào biểu đồ và công thức, có thể giúp các nhà đầu tư xác định cơ hội mua và bán bằng cách nhận định xu hướng dài hạn của thị trường. Bạn có thể sử dụng phân tích kỹ thuật theo các khung thời gian từ phút (M1, M5, M15, M30…), giờ (H1, H2, H3, H4…) đến khung thời gian ngày, tháng, năm.
Phân tích kỹ thuật là trường phái phân tích thị trường được đông đảo các trader sử dụng nhất hiện nay, đặc biệt đối với thị trường Forex. Không phải là phân tích kỹ thuật là thích hợp hơn với forex, mà là phân tích kỹ thuật được công nhận hiệu quả hơn so với các thị trường khác. Do Forex là một thị trường rộng lớn và rất khó bị thao túng giá cả.
Điểm khác biệt giữa phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản là:
- Phân tích kỹ thuật là phương pháp phân tích dựa trên hành động giá, khối lượng và các mô hình giá.
- Phân tích cơ bản là phương pháp phân tích dựa trên các nhân tố nền tảng gây ra biến động giá trên thị trường. Các nhân tố này có thể là dữ liệu tăng trưởng kinh tế toàn cầu, GDP của một quốc gia, lãi suất, dữ liệu việc làm v.v.
Thông thường, các nhà giao dịch sẽ kết hợp cả hai phương pháp trên để đưa ra những phân tích mang tính toàn diện. Tuy nhiên, trên thực tế, có những nhà giao dịch chỉ sử dụng phân tích kỹ thuật để dự đoán diễn biến thị trường.
Các nguyên lý cơ bản của phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật có 3 nguyên lý nền tảng như sau:
1. Thị trường phản ánh tất cả mọi thứ
Nguyên lý này có nghĩa là mọi yếu tố tác động tạo nên biến động giá cả trên thị trường như các thông tin về kinh tế, chính trị hay xã hội, dù rất quan trọng hay ít quan trọng, đều đã được phản ánh vào trong giá. Chỉ cần nhìn vào biến động của giá cả, nhà đầu tư có thể biết được hiện cung hay cầu đang chiếm ưu thế. Như vậy, nhà đầu tư không cần nhìn vào các dữ liệu đơn lẻ mà chỉ cần nhìn vào giá là đủ để phân tích thị trường theo phân tích kỹ thuật.
2. Giá cả dịch chuyển theo xu hướng
Biến động của giá cả trên thị trường sẽ đi theo 1 trong 3 hướng, đó là Tăng, Giảm hoặc Đi Ngang. Nếu phủ nhận nguyên lý này, tức là cho rằng Giá cả dịch chuyển không theo xu hướng, hay nói cách khác là biến động hỗn độn, thì nhà đầu tư sử dụng phân tích kỹ thuật sẽ không thể nào dự báo được hướng đi của thị trường nếu nhìn vào giá.
3. Lịch sử thị trường sẽ tự lặp lại
Như đã nói, nguyên liệu quan trọng hàng đầu của phân tích kỹ thuật chính là giá. Giá là nơi phản ánh toàn bộ hành động của nhà đầu tư trong quá khứ. Các hành động đó đến từ các mức độ cảm xúc tâm lý Tham hoặc Sợ của nhà đầu tư. Giá cả ghi nhận lại các mức độ tâm lý này và phản ánh thành các mô hình trên biểu đồ. Trong mỗi giai đoạn đầu tư, cảm xúc Tham và Sợ lại chi phối những nhà đầu tư trong hiện tại và qua đó, tạo nên những mô hình giá như đã từng xuất hiện trong quá khứ. Nhìn vào các mô hình này, nhà đầu tư có thể phần nào phán đoán hướng đi tiếp theo của giá. Nếu lịch sử thị trường không lặp lại, nhà đầu tư không thể sử dụng dữ liệu giá quá khứ để đưa ra khả năng dịch chuyển của giá trong tương lai.
Các nội dung chính của phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật sử dụng biểu đồ và các công cụ phân tích khác nhau. Sự kết hợp giữa các công cụ phân tích có thể tạo ra các điểm hội tụ giúp cải thiện xác suất dự đoán xu hướng giá tương lai.
1. Biểu đồ giá
Phân tích kỹ thuật giúp giải thích câu chuyện về một hành động giá của sản phẩm tài chính. Biểu đồ đóng vai trò như bức tranh nơi câu chuyện được kể. Các loại biểu đồ phổ biến là biểu đồ nền, thanh và đường. Biểu đồ có thể biểu thị giá nơi giao dịch đã được thực hiện. Khung thời gian biểu đồ có thể chỉ định thông qua cái đặt.Đối với biểu đồ nền 5 phút, mỗi cây nến đại diện cho một phân đoạn giao dịch trong 5 phút với giá mở cửa(open price), giá cao nhất(highest price), giá thấp nhất(lowest price) và giá đóng cửa(close price). Khi 1 cây nến 5 phút kết thúc, biểu đồ sẽ ghi lại giá cây nến với 4 mức cao, thấp, đóng, mở. Thông thường 1 cây nến xanh biểu thị cho cây nến tăng với mức giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa, và ngược lại nến đỏ sẽ biểu thị cho cây nến giảm. Biểu đồ thanh cũng tương tự tuy nhiên sẽ không vẽ thân nến. Còn với biểu đồ đường thì sẽ nối các mức giá đóng lại với nhau.
2. Hỗ trợ, kháng cự
Bằng cách dấu các mức giá bằng các đường ngang trên biểu đồ, người dùng có thể xác định các mức giá khi chạm có xu hướng giảm giá hoặc tăng giá thêm nữa. Chúng được gọi là các mức hỗ trợ/kháng cự.
3. Khối lượng giao dịch
Khối lượng giao dịch đo lường tổng khối lượng được giao dịch trong khoảng thời gian nhất định. Nó được sử dụng như một thước đo và có thể biểu hiện thành 1 hành động giá đáng kể. Khối lượng cao cho thấy cho thấy hoạt động giao dịch đáng kể gây ra sự đột phá hoặc phá vỡ các mức cản. Phá vỡ mức kháng cự thường sẽ dẫn đến giá sẽ tăng cao hơn, và thủng mức hỗ trợ thường sẽ dẫn đến giá sẽ giảm thấp hơn. Khi khối lượng giao dịch thấp thì giá có xu hướng đi ngang trong 1 vùng.
4. Xu hướng
Xu hướng thể hiện hướng di chuyển giá căn bản của sản phẩm tài chính. Khi giá tiếp tục tăng cao hơn, nó được gọi là 1 xu hướng tăng và ngược lại là xu hướng giảm. Xu hướng tăng cho thấy nhu cầu ngày càng tăng, vì người mua sẵn sàng trả giá cao hơn khi nguồn cung giảm. Xu hướng giảm thể hiện nguồn cung tăng lên dẫn đến giá giảm. Bẳng cách nối các điểm cao thấp khác nhau trên biểu đồ bạn có thể vẽ được các đường xu hướng( trendline) và xác định được mức hỗ trợ kháng cự. Khi so sánh các mẫu đường xu hướng tương tự sẽ giúp bạn dự đoán xu hướng giá tương lai.xu hướng
5. Chỉ báo kỹ thuật
Các điểm dữ liệu được vẽ trên biểu đồ giúp đánh dấu giá, nhưng phân tích cần nhiều dữ liệu hơn. Những gì có thể mất hàng giờ để vẽ 1 đường chỉ báo ở những thế kỷ trước có thể chỉ mất vài giây trên biểu đồ điện tử ngày nay. Xu hướng giá có thể theo dõi một cách trực quan với các chỉ số như đường trung bình động( Các đường động kết nối các mức giá trung bình với 1 số lượng thanh giá cụ thể). Ngoài ra người dùng có thể vẽ thủ công các đường xu hướng trên nền tảng giao dịch của họ.
6. Chỉ báo giá (Price indicator)
Chỉ báo giá cho chúng ta thấy các thông tin như: xu hướng, hỗ trợ, kháng cự. Chúng thường được hiển thị và có thể theo dõi trên phần giá của biểu đồ, thường là phần biểu đồ phía trên. Moving averages, nến/ thanh/ đường, Ichimoku, point and figure, pivot… là những chỉ báo giá phổ biến. Đường xu hướng và kênh giá thường được vẽ thủ công hoặc cũng thể vẽ tự đồng bằng các indicator.chỉ báo kỹ thuật
7. Chỉ báo động lượng (Momentum indicators)
Chỉ báo đo động lượng của 1 sản phẩm tài chính bao gồm các điều kiện mua quá mức, bán quá mức . Các chỉ báo đo động lượng đa số được lập trình sẵn trong hầu nền hết các nền tảng giao dịch. Cách chỉ báo giúp nhà giao dịch có thời gian ra vào lệnh tốt hơn. Khi được sử dụng đúng cách, cách nhà giao dịch có thể tránh được việc đuổi theo giá khi các chỉ số động lượng cho thấy sản phẩm tài chính đang bị mua hoặc bán quá mức.
Sử dụng kết hợp các chỉ báo giá và động lượng có thể giúp bạn ra vào lệnh giao dịch hiệu quả. Để thành công trong công việc tài chính cần sử dụng kết hợp các chỉ báo kỹ thuật để tạo ra thiết lập lệnh có xác suất thắng cao đồng thời quản lí vốn giao dịch chặt chẽ và tâm lý giao dịch vững vàng.
Cách học phân tích kỹ thuật hiệu quả
– Hãy học từ nền tảng trở lên, không được nhảy cóc, không nên vội vàng.
– Học từng phần một theo kiểu ghép mảng. Ghép từng mảng một, được mảng nào hãy chắc chắn mảng đó. Học lí thuyết sau đó thực hành từng phần, từng chỉ báo, từng mô hình một đến bao giờ cảm thấy nắm chắc hãy chuyển sang mô hình hoặc chỉ báo tiếp theo.
– Cần thái độ chăm chỉ, nghiêm túc và đều đặn khi học.
CÁC LEVEL TUẦN TỰ TỪ DỄ TỚI KHÓ:
– LV1 – Lí thuyết Dow và sóng Elliott : Phần nền tảng nhất của phân tích kĩ thuật, các giả định cần thiết. Hết phần này phải hiểu được phân tích kĩ thuật là gì và bản chất của nó. Nhớ được cơ bản về sóng Elliott, tuy nhiên sóng này tương đối khó nên sẽ tập trung vào nó sau khi đã có trình độ nhất định.
– LV2 – Điều kiện áp dụng phân tích kĩ thuật, ở phần dưới tôi sẽ viết rõ.
– LV3 – Biểu đồ nến, các loại nến và ý nghĩa: Học từng cái một, từ đơn giản đến phức tạp. Cố gắng học hiểu bản chất của từng cây nến, không nên học vẹt. Các loại nến phổ biến như nến dài, nến ngắn, nến chân dài, nến doji,…Hết phần này phải nhớ được mặt các cây nến, không cần quá sức học thuộc, khi sử dụng sẽ nhớ khá nhanh.
– LV4 – Các mẫu hình nến: Sự kết hợp của các cây nến ở dạng đơn giản, các mẫu hình như sao hôm, sao mai, 3 chàng lính ngự lâm, báo đỉnh, báo đáy, đảo chiều, tiếp diễn… Hết phần này phải nhớ được một số mẫu hình nến đơn giản. Các mẫu hình thức tạp để sau.
– LV5 – Đường trendline trong phân tích kĩ thuật, học thật kĩ phần này, trend tăng, trend giảm, kênh giá tăng-giảm,…, rất đơn giản nhưng có hiệu quả cực cao trong phân tích kĩ thuật. Hết phần này phải vẽ được đường trend và kênh giá một cách tương đối chính xác. Các định được 3 trạng thái giá là uptrend, dowtrend và sideway.
– LV6 – Hỗ trợ và kháng cự, cực kì quan trọng. Phải nắm thật vững phần này vì tuy rất đơn giản nhưng lại mang tính ứng dụng cao. Hết phần này phải hiểu và vẽ được hỗ trợ, kháng cự, vùng hỗ trợ, kháng cự, thế nào là kháng cự mạnh, yếu, hỗ trợ chuyển thành kháng cự và ngược lại.
– LV7 – Các đường trung bình MA, cái này rất cơ bản nhưng lại cực quan trọng, nên sẽ được tách riêng thành 1 phần riêng biệt. Hết phần này phải sử dụng đc MA 1 cách tương đối và hiểu được cách phối hợp giữa các đường MA.
– LV8 – Các chỉ báo trong phân tích kĩ thuật, một số chỉ báo tôi thường dùng là MACD, RSI, Bollinger Bands, SAR, Vol at price, ADX, MFI,… Hết phần này phải nắm được cách sử dụng khoảng 10 chỉ báo, ít nhất gồm các chỉ báo thông dụng trên.
– LV9 – Các mẫu hình giá cơ bản và thường gặp, Các mẫu hình đảo chiều, tiếp diễn. Hết phần này phải nắm kĩ các mô hình giá cơ bản như 2 đỉnh, 3 đỉnh, đỉnh đầu vai, cờ tam giác, cờ chữ nhật, nêm hướng lên hướng xuống, nền phẳng, cốc tay cầm, gap …
– LV10– Tích lũy và phân phối, 2 phần quan trọng để quyết định mua và bán trong chứng khoán. Đọc và cố gắng tìm được quy luật, tìm được vùng tích lũy và vùng phân phối của cổ phiếu.
– LV11 – Vol, khối lượng là yếu tố cực kì quan trọng bổ sung cho các yếu tố trên. Để nhìn vol không hề dễ. Nên tôi đặt nó ở level 11.
– LV12– Phối hợp được nhuần nhuyễn các phần trên với nhau, tìm ra được cách phối hợp sao cho hiệu quả nhất, tìm được món võ tủ của mình. Có cảm giác với từng cổ phiếu nhất định, hiệu được cách đánh, tính cách của từng cổ phiếu.
Bên trên là tuần tự các phần để học về mặt cơ bản, sau khi học đã nhuần nhuyễn, các bạn có thể bắt đầu tiếp tục với những thứ khó và cao cấp hơn như dạng đồ thị ichimoku, các mẫu hình hiếm gặp như 3 đồi 1 núi, các mẹo như wash out… Không cần phải vội vàng, kiến thức cần thời gian để thu nạp.
Kết luận
Phân tích kỹ thuật nói riêng hoặc bất cứ phương pháp phân tích nào nói chung trên thị trường tài chính nói chung hay giao dịch forex nói riêng, đều mang tính xác suất. Điều này có nghĩa là không có phương pháp nào có thể mang lại đảm bảo tuyệt đối thành công cho nhà đầu tư sử dụng nó. Đồng thời, sự hiệu quả của phương pháp giao dịch lại phụ thuộc rất nhiều vào người sử dụng.
Vì vậy, việc nghiên cứu đúng đắn và sử dụng thường xuyên, rút ra các bài học kinh nghiệm cho bản thân là cách giúp nhà đầu tư có thể nâng cao hiệu quả trong sử dụng phân tích kỹ thuật hay bất cứ phương pháp phân tích nào nhằm tìm kiếm lợi nhuận khi đầu tư trên thị trường tài chính.