Lý thuyết Dow là nền tảng của phân tích kỹ thuật, sử dụng rất phổ biến trên thị trường chứng khoán, thị trường forex hay tiền điện từ coin. Bất kỳ ai mới bắt đầu học phân tích kỹ thuật cũng phải học và nắm chắc lý thuyết Dow.
Lý thuyết Dow là gì?
Lý thuyết Dow là lý thuyết lâu đời nhất và cũng là phương pháp thông dụng nhất hỗ trợ cho việc xác định các xu huớng chính trên thị trường. Mục đích của lý thuyết Dow là xác định những thay đổi trong sự dịch chuyển chính hay còn gọi là sự dịch chuyển cơ bản của thị trường để xác lập xu hướng chính của thị trường. Một khi xu hướng đã được xác lập thì xu hướng này được giả định là sẽ tiếp tục tồn tại đến khi có sự đảo ngược xu hướng xảy ra.
Lịch sử phát triển của lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow là kết quả của một chuỗi những bài báo được Charles Dow xuất bản từ năm 1900 – 1902 trên tờ The Wall Street Journal. Lý thuyết Dow được coi là khởi nguồn của mọi trường phái phân tích kỹ thuật. Điều thú vị là ở chỗ lý thuyết Dow được xây dựng nên với mục đích nguyên thuỷ là sử dụng những xu hướng của thị trường chứng khoán như một phong vũ biểu về điều kiện kinh doanh chứ không nhằm mục đích dự báo giá cổ phiếu. Tuy nhiên càng về sau, lý thuyết Dow lại chủ yếu dành riêng cho việc hỗ trợ dự báo giá cổ phiếu.
Người đã phát triển những nguyên tắc của Dow và tổ chức chúng thành lý thuyết Dow gần giống như ngày nay là Halminton thông qua quyển “The Stock Market Barometer” năm 1922. Và đến năm 1932, Robert Rhea đã hoàn thiện những lý thuyết trên và xuất bản quyển “Dow Theory”, đây chính là lý thuyết Dow mà chúng ta sử dụng ngày nay.
6 nguyên lý của lý thuyết Dow
1. Giá phản ánh tất cả hành động thị trường
Giá phản ánh một cách nhìn tổng hợp tất cả các yếu tố có liên quan đến nó: những thông tin mới, thị phần thị trường, tâm lý của những nhà đầu tư hiện tại và những nhà đầu tư tiềm năng trên thị trường. Nói một cách cụ thể hơn, tất cả những yếu tố liên quan đến tài sản sẽ tác động lên cung và cầu của tài sản đó, và do vậy nhanh chóng phản ánh vào giá.
2. Thị trường có 3 loại xu hướng
Dow cho rằng thị trường sẽ có một xu hướng chính, một xu hướng thứ cấp và một xu hướng ngắn hạn.
- Xu hướng chính (xu hướng cấp 1) có thể là xu hướng tăng (Bullish) hoặc xu hướng giảm (Bearish). Một khi xu hướng chính được thiết lập, nó sẽ tồn tại cho đến khi có dấu hiệu đảo chiều. Lý thuyết Dow giúp các nhà đầu tư xác định được xu hướng chính và ra quyết định đầu tư phù hợp. Đối với một Trader chuyên nghiệp, nguyên tắc luôn phải giao dịch theo xu thế cấp 1, tức là xu thế chính.
- Xu hướng thứ cấp (xu hướng cấp 2) trái ngược với xu hướng chính, nó làm cho xu hướng chính bị gián đoạn, thường đạt 1/3, 2/3, hoặc thường xuyên hơn 1/2 xu hướng chuyển động trước đó.
- Xu hướng ngắn hạn không quan trọng ( gợn sóng).
3. Xu hướng chính có 3 giai đoạn
Giai đoạn tích lũy – các nhà đầu tư khôn ngoan nhất bắt đầu bán hoặc mua khi cảm thấy sự thay đổi của xu hướng thị trường trong hiện tại.
Giai đoạn tham gia – phần lớn người giao dịch sử dụng phân tích kỹ thuật để vào thị trường sau khi giá được thay đổi nhanh chóng.
Giai đoạn thực hiện – một hướng mới được công nhận rộng rãi và việc xác nhận nằm ở những tin tức kinh tế, dẫn đến sự tăng trưởng của khối lượng đầu cơ và sự tham gia chung trong xu hướng.
4. Các chỉ số trong thị trường phải xác định lẫn nhau
Dow sử dụng chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ số ngành vận tải (Transportation Averages) để đo lường tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế. Chỉ khi cả 2 chỉ số cùng tăng, xu hướng của thị trường mới có thực.
5. Khối lượng giao dịch xác định xu hướng
Trong xu hướng tăng, khối lượng giao dịch sẽ tăng khi giá tăng (đi đúng xu hướng) và ngược lại khối lượng giao dịch giảm chứng tỏ xu hướng tăng đang có dấu hiệu suy yếu.
6. Xu hướng sẽ duy trì khi xuất hiện sự đảo chiều rõ ràng
Sự đảo chiều của xu hướng chính rất dễ nhầm với một đợt giá hồi của một xu hướng thứ cấp, nên hãy chờ đợi xu hướng chính đảo chiều một cách rõ ràng để xác định đúng xu hướng của thị trường.
Một số ví dụ giao dịch: