Các cặp tiền tệ là một trong số các câu hỏi phổ biến nhất mà tôi thường gặp. Đôi khi tôi lấy làm ngạc nhiên về việc vì sao có người muốn kinh doanh tiền tệ trong khi vẫn chưa hiểu gì về các cặp tiền tệ. Nhưng lẽ ra tôi cũng không nên ngạc nhiên vì chúng ta thường quan tâm tới các vấn đề cao cấp như phân tích kỹ thuật, nến Nhật, các chỉ báo và v.v… trong khi lại quên mất đi những vấn đề cơ bản. Chúng ta không nhận thấy rằng những người mới bắt đầu có thể gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu biết về những cặp tiền tệ, trong khi đây lại là nền tảng căn bản của kinh doanh forex.
MỤC LỤC
Các cặp tiền tệ trong kinh doanh forex là gì?
Trong TTCK, bạn kinh doanh các cổ phần. Bạn trả tiền để mua cố phiếu. Nhưng Bạn muốn gì khi mua bán tiền tệ?
Trong TTCK, cổ phiếu các công ty là hàng hóa và đồng tiền bạn dùng để trả khi mua chúng là tiền. Mua bán các loại khác cũng như vậy. Bạn trả tiền để mua hàng hóa. Trong forex hoặc trong việc trao đổi tiền tệ, bạn mua bán các đồng tiền. Tương tự như vậy, bạn phải trả cái gì đó để mua cái gì đó. Bạn trả một đồng tiền này để mua một đồng tiền khác. Bạn bán một đồng tiền đối ứng với một đồng tiền khác. Để có thể làm việc đó, người ta tạo ra các cặp tiền tệ. Chẳng hạn EUR-USD là một cặp tiền tệ như vậy.
Trong mỗi cặp tiền tệ, đồng tiền đầu tiên là hàng hóa và đồng tiền thứ hai đi sau là loại tiền để mua. Trong cặp EUR-USD, đồng tiền thứ nhất, đồng Euro là hàng hóa và đồng tiền thứ hai, USD là loại tiền để mua nó. Khi ta mua EUR-USD, có nghĩa là ta bỏ tiền USD ra để sở hữu đồng Euro. Việc ta giao dịch với loại đồng tiền nào chẳng có gì khác biệt cả. Ta có thể giao dịch với USD, GBP, CAD hoặc bất kỳ đồng tiền nào khác. Khi ta muốn mua EUR-USD, nhà môi giới sẽ chuyển đổi số dư tài khoản của ta sang USD rồi dùng số tiền USD đó để mua EUR. Cơ chế làm việc là như vậy. Bất kỳ việc mua bán nào trong thị trường forex đều được thực hiện qua trung gian đồng USD. Đồng đôla Mỹ là đồng tiền chính và là cái trục của tất cả các giao dịch trong thị trường forex. Bất kỳ cặp tiền tệ nào ta mua hay bán đều qua trung gian đồng USD. Tuy nhiên, các quá trình xử lý này đều được thực hiện tự động nên ta chỉ việc kích vào các nút mua/bán là đủ.
Hãy quay lại với ví dụ EUR-USD. Tôi nhắc lại rằng khi ta mua EUR-USD, có nghĩa là ta trả USD để mua EUR hoặc ta mua Euro bằng USD. Trong thị trường ngoại hối, ta hoàn toàn có thể bán EUR-USD trước khi mua nó. Làm sao được nhỉ? Để tôi cho quý vị một ví dụ. Bạn mượn chiếc xe của tôi trong hai tuần. Đột nhiên, có người muốn mua chiếc xe đó với giá hời là 5000$ trên giá trị thực hiện tại của nó. Bạn liền bán chiếc xe của tôi đi. Nhưng hai tuần sau bạn vẫn phải trả lại chiếc xe cho tôi chứ, phải không nào? Khi đến thời điểm bạn phải trả chiếc xe lại cho tôi, bạn đi ra chợ và mua lại chiếc xe giống như vậy, nhưng với giá thực thấp hơn 5000$ so với cái giá mà bạn đã bán chiếc xe của tôi. Bạn trả lại chiếc xe cho tôi và bạn lời được 5000$.
Đó là những gì bạn làm khi bạn bán một cặp tiền tệ trước khi bạn mua nó. Bạn bán EUR-USD giá cao và mua lại nó với gía thấp. Bán giá thấp và mua lại với giá thấp hơn.
Khi mua một cặp tiền tệ, bạn vào vị thế “long” (dài) và khi bán một cặp tiền tệ, bạn vào vị thế “short” (ngắn). Dài và ngắn chỉ đơn thuần là các từ ngữ người ta sử dụng trong thị trường forex và thị trường chứng khoán cho nên nó chẳng có gì quan trọng cả. Chỉ là thuật ngữ thôi mà. Có điều thường thì giá cần nhiều thời gian hơn để đạt tới một mức giá cao nào đó và sẽ cần ít thời gian hơn để xuống một mức giá thấp.
Có vậy thôi! Cho nên ta nói ta “đi long” với EUR-USD có nghĩa là ta đang mua nó vân vân và vân vân.
Nào, bây giờ ta hãy trả lời “các câu hỏi thường gặp” về các cặp tiền tệ:
1. Các cặp tiền nào là chính?
Có bốn cặp tiền chính trong kinh doanh ngoại hối: EUR-USD ; GBP- USD ; USD-JPY và USD-CHF.
2. Các cặp tiền nào thông dụng nhất?
Trong số bốn cặp tiền chính, EUR- USD là cặp tiền thông dụng nhất và có khối lượng giao dịch lớn nhất. Có trên 70% các giao dịch trong thị trường forex tập trung vào cặp EUR-USD. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng có đến 70% người tham gia giao dịch cặp tiền này. Thị trường forex không hạn chế việc các nhà KD định làm gì. Vì thực ra, các nhà KD ngoại tệ chỉ là một số lượng rất nhỏ của thị trường. Các giao dịch lớn được thực hiện do các Ngân hàn TW và các liên ngân hàng. Đôi khi họ mua bán chẳng phải để tìm kiếm lợi nhuận mà là vì họ buộc phải mua hay bán. Bởi vì có lúc một quốc gia phải bán đồng tiền của chính họ sang một đồng tiền khác nhằm mục đích phá giá để bảo vệ giá trị đồng tiền của đất nước họ.
Cặp tiền thông dụng nhất đối với các nhà KD tiền tệ là GBP-JPY, EUR-JPY và cả GBP-USD. GBP-JPY là vua trong các cặp tiền đối với các nhà KD cá nhân. Lý do là nó biến động lớn và mạnh. Các tín hiệu mua bán của nó rõ ràng và mạnh mẽ, cũng như biên độ dao động lớn. Các nhà KD tiền tệ mua bán GBP-JPY để thu lợi nhuận, nhưng con dao nào cũng có hai lưỡi. Việc thua lỗ cũng cao hơn nhiều.
3. Cặp tiền nào có được thanh khoản cao nhất?
EUR-USD là cặp tiền có sự thanh khoản cao nhất vì nó luôn có khối lượng giao dịch lớn nhất. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng về tính thanh khoản trong thị trường tiền tệ vì nó là một thị trường khổng lồ. Nó không như TTCK, là nơi mà đôi lúc ta không thể nào tìm ra được người mua các cổ phiếu của mình.
4. Cặp tiền nào hoạt động tích cực nhất?
Tôi nói rồi mà, GBP-JPY là cặp tiền sống dộng và nhiều biến động nhất. EUR-JPY chiếm vị trí thứ hai. Hai cặp tiền này thường chuyển động cùng chiều với nhau. Có nghĩa là hễ cặp tiền này tăng, thì cặp kia cũng tăng theo, v.v… GBP-JPY và EUR- JPY là hai cặp tiền được nhiều nhà KD mua bán nhất.
5. Cặp tiền nào mua bán tốt nhất?
Tôi không biết người khác thì sao, nhưng nếu bạn hỏi tôi về cặp tiền nào mua bán tốt nhất, tôi sẽ trả lời rằng bất cứ cặp tiền nào đang chỉ ra tín hiệu mạnh mẽ và rõ ràng nhất thì đó là cặp tiền mua bán tốt nhất. Tôi thấy vài nhà KD tỏ ra yêu thích với chỉ riêng một cặp tiền nào đó và chỉ mua bán với cặp tiền đó thôi. Thật sai lầm quá ! Vì như thế là ta đã tự giới hạn mình và bỏ qua rất nhiều cơ hội mà thị trường mở ra cho mình. Có thể có vài cặp tiền tệ ta có thể mua bán trên thị trường tiền tệ. Sao lại bỏ qua chúng mà lại chỉ tập trung vào một cặp nào đó nhỉ?
Có người lại chủ trương chỉ nên tập trung vào một cặp tiền mà thôi và “chế ngự” nó. Đó lại thêm một “tối kiến” vô lý! Các cặp tiền tệ không phải là các mối công việc khác nhau mà ta có thể tập trung vào mà làm chủ nó. Luật lệ và các chỉ báo kỹ thuật cho các cặp tiền tệ là như nhau. Một sự phá ngưỡng hỗ trợ là một tín hiệu bán ra cho bất kỳ cặp tiền tệ nào. Ta cố gắng tìm kiếm một ngưỡng hỗ trợ hợp lý đáng tin cậy và “đi short” nếu ngưỡng đó bị phá vỡ. Bất kể tín hiệu đó xảy ra cho cặp tiền nào. Vấn đề là thu lợi nhuận. Và nhớ đừng có quên đặt stop loss nhé !
Đùa tí cho vui ! Đừng có tin vào bất kỳ điều gì bạn đã đọc hay đã nghe. Nhiều người bắt đầu viết sách khi họ không làm nổi vai trò người thắng cuộc trong thị trường tiền tệ. Cho nên họ muốn kiếm tiền bằng việc bán sách và tài liệu huấn luyện. Đáng buồn là có đến 95% sách báo, tạp chí được viết nên bởi các tác giả loại này. Và các loại tài liệu ấy, chính là nguồn gieo rắc các “tối kiến” na ná như ví dụ mà tôi vừa giải thích ở trên.
>> tham khảo khóa học forex cơ bản