FOMO là gì? Một thuật ngữ quá đỗi phổ biến mà chắc chắn Trader nào đang tham giao dịch thị trường tiền điện tử – Coin đều đã từng nghe qua. Nếu bạn là một Trader mới và còn đang thắc mắc về FOMO, hãy đọc ngay bài viết này, nó sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm đang tiếc có thể sẽ gặp phải trong thời gian tới.
MỤC LỤC
1. FOMO là gì?
FOMO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Fear of Missing Out, đây được coi là một nỗi sợ hay là một hội chứng sợ bị vụt mất, bỏ lỡ cơ hội. Những người bị mắc hội chứng này thường có xu hướng bị ám ảnh bởi cái cảm giác lo sợ, sợ hãi rằng mình đã lỡ hay để tụt mất cơ hội, đánh mất một điều gì đó mà bạn thân sẽ đạt được. Từ những suy nghĩ như vậy khiến họ đưa ra những quyết định quá hấp tấp, thiếu lí trí dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Những tiến bộ trong thời đại thông tin cho phép chúng ta tiếp cận chưa từng có với cuộc sống của người khác, FOMO là một hiện tượng phổ biến. Nó bắt nguồn từ cảm giác rằng các nhà giao dịch khác thành công hơn và nó có thể gây ra kỳ vọng quá cao, thiếu quan điểm dài hạn, quá tự tin / quá ít tự tin và không sẵn sàng chờ đợi.
Những cảm xúc chung trong giao dịch có thể tạo ra hiệu ứng FOMO bao gồm:
- Tham lam
- Nỗi sợ hãi
- Sự phấn khích
- Thiếu kiên nhẫn
2. Tác động của hội chứng FOMO
Cảm xúc thường là động lực chính thúc đẩy FOMO. Nếu không được kiểm soát, chúng có thể khiến các nhà giao dịch bỏ qua kế hoạch giao dịch và vượt quá hạn mức rủi ro hợp lý.
Một người bạn của tôi, là người đã có một vài năm tìm hiểu và giao dịch thị trường chứng khoán và sản phẩm phái sinh. Khi giá Bitcoin vượt 60.000 USD, anh ta đã quyết định tham gia thị trường, phần vì tò mò, phần vì không muốn bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Và rồi sau khi lập đỉnh, Bitcoin đã nhanh chóng “bốc hơi” gần 50% giá trị so với mức cao nhất. Kết quả là anh bạn tôi đã đành chấp nhận cắt lỗ 1 nửa số vốn ban đầu của mình.
Một ví dụ điển hình khác là việc FOMO đồng Dogecoin trong thời gian vừa qua. Sau những tuyên bố của CEO Tesla Elon Musk, giá Dogecoin tăng 11.000% kể từ đầu năm 2021. Khi tất cả mọi người đều mua Dogecoin, bong bóng cuối cùng cũng phải vỡ và bạn sẽ bị lỗ nặng nếu không thoát ra kịp thời. Và hầu như không thể dự đoán chắc chắn về việc khi nào điều đó sẽ xảy ra.
3. Các yếu tố bên ngoài dẫn đến việc FOMO
FOMO là một cảm giác bên trong, nhưng là một cảm giác có thể gây ra bởi một loạt các tình huống. Một số yếu tố bên ngoài có thể dẫn đến việc các giao dịch gặp phải FOMO:
Thị trường biến động mạnh. FOMO xảy ra ở các thị trường tăng/giảm giá mạnh, nơi mọi người muốn bắt kịp xu hướng – nó có thể xâm nhập vào tâm lý của chúng ta khi có sự chuyển động của thị trường theo bất kỳ hướng nào. Không nhà giao dịch nào muốn bỏ lỡ một cơ hội kiếm lời tốt.
Chuỗi thắng lớn. Phấn khích với những chiến thắng gần đây, bạn có thể dễ dàng nhận ra những cơ hội mới và lao vào chúng. Không sao cả, vì mọi người khác cũng đang làm điều đó, phải không? Thật không may, chuỗi chiến thắng không kéo dài mãi mãi.
Vòng lặp thua lỗ. Các nhà giao dịch có thể kết thúc trong một vòng luẩn quẩn: vào một vị thế, sợ hãi, đóng lệnh, sau đó tham gia lại một giao dịch khác khi lo lắng và thất vọng nảy sinh về lệnh thua lỗ trước đó. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến tổn thất và chi phí giao dịch lớn hơn.
Tin tức và tin đồn. Nghe một tin đồn đang lan truyền có thể làm tăng cảm giác bị bỏ lỡ.
Phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Sự kết hợp giữa phương tiện truyền thông xã hội và giao dịch có thể gây hại cho cảm xúc của bạn, khi ở đó mọi người đều có vẻ như đang thành công trong giao dịch.
Thông qua ảnh hưởng đối với các nhà giao dịch ở cấp độ cá nhân, FOMO có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến cả thị trường. Thị trường chuyển động có thể được thúc đẩy bởi cảm xúc – các nhà giao dịch tìm kiếm cơ hội và tìm kiếm các điểm vào lệnh khi họ nhận thấy một xu hướng mới đang hình thành.
Đám đông có đủ sức mạnh để tạo nên xu hướng .
Đám đông có thể không quá thông minh, nhưng có thể mạnh hơn bất cứ ai trong mỗi chúng ta.
Đừng bao giờ đi ngược xu hướng. Nếu xu hướng tăng, Bạn chỉ nên mua hoặc đứng ngoài. Đừng bao giờ bán khống chỉ vì cho rằng ” mức giá này là quá cao”.
Đừng bao giờ tranh cãi với đám đông. Bạn có thể không cần thiết phải chạy theo đám đông – Nhưng bạn không được phép chống lại đám đông.
4. Kinh nghiệm vượt qua tâm lý FOMO
Dưới đây là 5 cách giúp bạn vượt qua tâm lý FOMO và hướng dẫn cách FOMO an toàn, vừa kiểm soát được rủi ro vừa mang lại mức lợi nhuận nhiều nhất có thể.
4.1. Kiên định
Một trong những yếu tố cốt lõi quyết định thành bại ở các quyết định nằm ở lòng quyết tâm và ý chí kiên định. Kiên định giúp bạn phân biệt phải trái đúng sai, duy lý khi đã xác định thời điểm và kiễn nhẫn đi theo đúng kế hoạch bạn đã dự tính trước. Tránh mắc phải các lỗi ra quyết định ngoài dự tính và tầm kiểm soát của bản thân.
4.2. Hiểu thị trường
Hiểu thị trường là một trong những quy tắc khó tuân theo nhất. Bởi ngay cả những trader dày dặn kinh nghiệm cũng không dám khẳng định mức độ hiểu biết thị trường như thế nào. Tuy nhiên, đứng trên góc độ người mới, bạn cần hiểu được tính chất tiên quyết rằng: thị trường có rất nhiều cơ hội. Nếu thấy coin đã bị FOMO và tăng giá quá cao, tốt nhất hãy nằm ngoài cuộc chơi.
4.3. Cắt lỗ đúng lúc
Nếu bạn đã FOMO và bị du đỉnh, đừng ngần ngại cắt lỗ. Việc cắt lỗ chí ít giữ lại cho bạn số vốn để tìm kiếm cơ hội khác.
4.4. Quản lý vốn hiệu quả
Việc phân phối và quản lý vốn hiệu quả giúp bạn tối thiểu hóa rủi ro do tâm lý FOMO gây ra. Thêm vào đó, quản lý vốn tốt giúp bạn duy trì được một khoản lợi nhuận ổn định, khi đó, FOMO không thể ảnh hưởng đến quyết định của bạn nữa.
4.5. Xác định phong cách đầu tư
Việc xác định phong cách đầu tư bao gồm ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn để qua đó xác định cách thức ra quyết định ảnh hưởng của việc FOMO. Giả sử bạn thuộc phong cách ngắn hạn (lướt sóng) thì việc thuận theo các đợt FOMO sẽ giúp bạn thu được lợi nhuận nhanh chóng. Ngược lại, với phong cách trung hay dài hạn, FOMO sẽ mang lại những hậu quả tiêu cực.
Ngoài ra, nếu bạn muốn vượt qua hội chứng FOMO trong giao dịch, hãy ghi nhớ 2 câu châm ngôn trong giới trader sau:
“ Lợi nhuận không dành cho tất cả mọi người”
và
“ Tiền từ tay người thiếu kiên nhẫn vào tay người kiên nhẫn”
>> Ở bài viết tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm FUD là gì?